Cực đại và cực tiểu của hàm số (bài viết) | Khan Academy

Tìm hiểu phương pháp áp dụng đạo hàm để tìm các điểm cực trị (cực tiểu và cực đại).

Làm thế nào để tìm các điểm cực tiểu & cực đại bằng đạo hàm?

Một điểm cực đại là điểm mà tại đó hàm số chuyển hướng từ đồng biến thành nghịch biến.

Tương tự, một điểm cực tiểu là điểm mà tại đó hàm số chuyển hướng từ nghịch biến thành đồng biến.

Giả sử bạn đã biết cách tìm khoảng đồng biến & nghịch biến của hàm số. Để tìm điểm cực trị, ta cần thực hiện thêm một bước là tìm các điểm tại đó hàm số đối hướng.

Bạn muốn học thêm về cực trị và đạo hàm? Hãy xem video này.

Ví dụ

Hãy cùng tìm các điểm cực trị của hàm số f(x)=x3+3x29x+7. Đầu tiên, ta tính đạo hàm của hàm số f:

Các điểm mà tại đó f=0x=3x=1.

Ta tính giá trị của f tại mỗi khoảng để xem f nhận giá trị dương hay âm trên khoảng đó.

KhoảngGiá trị của xf(x)Kết luận
x<3x=4f(4)=15>0f đồng biến
3<x<1x=0f(0)=9<0f nghịch biến
x>1x=2f(2)=15>0f đồng biến

Nhìn vào bảng biến thiên, ta xét các điểm mà tại đó đạo hàm bằng 0:

xTrướcSauKết luận
3Cực đại
1Cực tiểu

Kết luận: hàm số đạt cực đại tại x=3 và đạt cực tiểu tại x=1.

Bài tập vận dụng

Bạn muốn làm thêm các bài tập tương tự? Hãy xem bài tập này.