Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ bước đầu làm quen với văn tự sự và một nội dung không thể thiếu đó là học, tìm hiểu về ngôi kể. Vậy ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Ngôi kể là gì?
Ngôi kể chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyên mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Khi kể chuyện, người kể cần xác định ngôi kể cho mình. Có thể người kể tự xưng là tôi hoặc em để kể. Đó là kể theo ngôi thứ nhất.
Ví dụ:
– Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, vẫn thích cảnh đẹp ở Đầm Sen. Tôi vẫn giữ nguyên vẹn lòng say mê Đầm Sen như hôm nào mới đến. Trước mắt tôi vẫn là ánh nắng lung linh trên mặt hồ loang loáng nước ngày hè và thoang thoảng đâu đây mùi hương sen ngào ngạt.
– Em nhớ như in, một buổi sáng gió lạnh, mưa bụi bay lất phất, đường làng trơn như đổ mỡ, cả lớp em tiến về nhà kho của hợp tác xã. Mọi người ai cũng mang theo dụng cụ lao động. Em vác trên vai một chiếc xẻng lớn trông hùng dũng và khí thế như một người lính.
Cũng có thể người kể giấu mình đi, ẩn mình đi, gọi thẳng nhân vật, sự vật bằng tên của chúng. Đó là kể theo ngôi thứ ba.
Ví dụ: Hôm sau, đôi chim ấy lại đến. Nó can đảm đến gần Dũng, kêu lên những tiếng như van lơn. Thế là Dũng quyết đinh đến gần lồng chim, kiễng chân mở cửa lồng, đem chủ chim đặt trên lòng bàn tay. Đôi chim bố mẹ chao liệng trên đầu Dũng, sung sướng gọi. Chú chim non bỡ ngỡ đứng dậy bằng đôi chân bé xíu… và bỗng nhiên bay vọt lên cao. Chim bố, chim mẹ cùng đàn con đậu trên cành bưởi quay vê phía Dũng cúi đầu như cảm ơn rồi theo nhau bay vào rừng.
Việc lựa chọn ngôi kể như thế nào là tùy thuộc sự, lựa chọn của người kể. Thường thì, người kể có thể dựa vào đối tượng người nghe, tùy thuộc vào nội dung kể và vào cảm xúc của mình để chọn ngôi kể cho thích hợp.
Có mấy ngôi kể?
Có 2 loại ngôi kể là: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
Ngôi thứ nhất trong bài văn tự sự
– Trong ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”. Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
– Khi kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, em, chúng tôi , chúng em….Cách kể này mang màu sắc tâm tình, dễ bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của người kể. Do đó, giọng kể được sử dụng trong ngôi thứ nhất là giọng điệu trữ tình, tạo cho người đọc cảm giác thân thiết gần gũi
– Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức kể ra đời khá muộn, khi ý thức về con người cá nhân xuất hiện. Ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai, cho nên mặc dù lời kể thân mật, gần gũi, mang màu sắc cá nhân nhưng lại bị hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người. Vì thế, người kể chuyện không thể đi sâu vào tâm tình, ý nghĩ của các nhân vật khác nếu họ không tự nói ra, không kể được những gì mà tôi không chứng kiến, không biết.
– Có hai loại ngôi kể thứ nhất :
+ Ngôi thứ nhất của các giả đứng ra kể chuyện về mình hoặc chuyện mình biết ( thường là nhật ký , hồi ký của các nhà văn , nhà thơ ).
Ví dụ : “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” .
+ Ngôi thứ nhất của một nhân vật hư cấu cũng xưng tôi nhưng là nhân vật do nhà văn xây dựng nên để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Trong Dế Mèn phiêu lưu ký”, Dế Mèn là nhân vật do nhà văn hư cấu đứng ra kể chuyện về cuộc phiêu lưu của mình. Trong Lão Hạc, ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc đứng ra kể đoạn cuối về cuộc đời và cái chết thương tâm của lão.
Ngôi thứ ba trong bài văn tự sự
– Kể theo ngôi thứ ba là ngôi kể rất cổ xa, được hiểu như là “người ta kể” , như là sự việc tự nó kể . Đó là cách kể trong thần thoại , truyền thuyết , cổ tích , truyện cười … Người ta kể theo kí ức và kiến thức cộng đồng , thường gọi nhân vật theo tên gọi của chúng. Về sau, ngôi thứ ba trở thành hình thức giấu mình đi . mặc dù “giấu mình đi” nhưng người kể có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản, biết hết từ
– Cách kể này, người kể chuyện không xưng tôi nhưng kín đáo gọi nhân vật theo ngôi thứ ba “nó”, “chúng nó”, gọi tên nhân vật, sự vật theo nhận xét của mình. Truyện Làng – Kim Lân kể theo ngôi thứ ba. Nghĩa là, khi sử dụng cách kể này bao giờ cũng có hình ảnh người kể chuyện đứng sau các sự vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể. Kể theo ngôi thứ ba, câu chuyện có tính khách quan hơn, phạm vi phán ánh hiện thực rộng hơn so với cách kể ngôi thứ nhất.
Tác dụng của ngôi kể
– Tác dụng của ngôi thứ nhất: Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” – được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả.
– Tác dụng của ngôi thứ ba: Ngôi thứ ba có liên quan trực tiếp đến người kể chuyện, có vai trò dẫn dắt người đọc khám phá câu chuyện: giới thiệu nhân vật và sự việc, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét , đánh giá về nhân vật và những điều được kể….
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc chia sẻ các thông tin liên quan đến Ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể. Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.